
- 4 đoạn ống nhựa phi 21: 40cm
- 2 đoạn ống nhựa phi 21: 30cm
- 1 đoạn ống nhựa phi 21: 60cm
- 1 đoạn ống nhựa phi 42: 15cm
- 3 khớp nối chữ T phi 21
- 1 van nước phi 21
- 4 nắp ống nước phi 21
- 1 vòng sắt có ốc siết loại nhỏ
- 10 sợi dây rút
- 1 ống keo dán ống nước (hiệu Bình
Minh)
- 1 van xe máy

Cần gì cho Tên Lửa Nước?
- 2 chai nước ngọt mới
- 2 miếng nhựa mỏng
- Giấy màu, keo lụa
- Đất sét
- Túi nilon

CÁCH LÀM

To do list
LÀM GIÀN PHÓNG
Tên lửa nước hoạt động theo nguyên tắc phản lực: không khí được bơm vào thân tên lửa tạo áp suất. Khi thả tay, tên lửa phóng ra do áp suất bên trong cao hơn bên ngoài, nên không khí sẽ thoát ra từ miệng chai.
Nước trong chai sẽ có vai trò làm gia tăng vận tốc của tên lửa. Từ đó tên lửa sẽ được đẩy về phía trước theo định luật bảo toàn động lượng.
Nguyên lý hoạt động

Bước 1: Gắn 2 đoạn ống nhựa phi 21 (40cm), vào 1 khớp nối chữ T, cố định bằng keo cho chắc chắn. Lặp lại 1 lần nữa.
Bước 2: Gắn vào 2 đoạn ống nhựa trên ở khớp nối 1 đoạn ống nhựa phi 21 (30cm). Ở giữa đoạn 30 cm này gắn thêm 1 khớp nối chữ T nữa, hướng lên trên.
Bước 3: Ở đầu mỗi đoạn ống đã gắn, lắp 1 nắp ống nước phi 21, cố định bằng keo. Trừ 1 đầu của ống cuối, lấy nắp ống nước và khoan vào đó van xe máy. Sau đó gắn nó vào đầu của đoạn ống nhựa còn lại, quấn keo lụa xung quanh để cố định.
Bước 4: Gắn đoạn ống nhựa phi 21 (60cm) vào khớp nối chữ T hướng lên trên, sao cho ống đứng thẳng và vuông góc với mặt đất. Sau đó cho 1 đoạn ống nhựa phi 42 vào đoạn ống vừa gắn.
Bước 5: Sau đó, lấy chai nước cần dùng, cho qua đầu ống thẳng đứng, đầu ống qua 1/3 chai.
Bước 6: Từ đó, quấn keo xung quanh điểm bên dưới miệng chai để cố định được chai, sao cho đoạn ống phi 42 có thể qua vừa vặn với đoạn keo. Bên dưới đoạn keo đã dán, sử dụng 8 chiếc dây rút, xếp quanh ống, sao cho đầu dây qua miệng chai 1 đoạn. Cố định bằng vòng sắt có ốc siết.
Bước 7: Cưa 1 đoạn ống đã lắp ở gần đầu ống, gắn van nước phi 21 vào rồi lắp ống lại như cũ qua van.





Bước 1: Cắt 1 đoạn chai nhựa theo chiều ngang chai, tạo thành 1 cái vòng khoảng 1/4 chai. Luồn nó vào chiếc chai dùng để làm tên lửa sao cho phần đuôi vòng không qua miệng chai.
Bước 2: Cắt thêm 1 cái vòng nhựa như trên, luồn vào chai từ dưới lên, sao cho phần đuôi vòng nhựa không qua đuôi chai. Cố định cả 2 bằng băng keo.
Bước 3: Lấy giấy bìa cứng hoặc phần đầu chai nhựa cắt ra từ chai đã dùng để làm chóp tên lửa. Nếu dùng phần đầu chai nhựa, lấy 1 mẩu vừa nắm tay đất sét và nhét vào miệng chai. Lấy nắp chai vặn lại để đất sét không rơi ra ngoài. Làm bước này sẽ giữ tên lửa nguyên vẹn khi lao xuống mà không bị móp phần chóp. Còn nếu dùng giấy bìa, quấn giấy quanh phần đầu chai nhựa vừa làm và dán lại bằng băng keo.
Bước 4: Cắt cánh tên lửa với nhựa mềm hoặc bìa cứng. Cắt thành những miếng hình tam giác vuông nhỏ và dán quanh tên lửa bằng băng keo.
Bước 5: Cắt dù từ giấy nilon theo hình tròn lớn, cắt khoảng 1m^2. Dán băng keo đen đều quanh mép dù rồi đục lỗ trên miếng keo. Đục lỗ trên cả miếng vòng nhựa ở phần đầu tên lửa. Luồn dây hoặc chỉ qua lỗ trên dù và cột lại ở lỗ trên miếng nhựa.
Bước 6: Trang trí tùy ý tên lửa của mình.
LÀM TÊN LỬA
CÂU HỎI

Vì sao tên lửa bay thẳng?





Ta có công thức: mv + mV=0 (xem tên lửa là hệ cô lập)
- Công thức chứng tỏ V ngược hướng với v, nghĩa là tên lửa bay lên phía trước ngược với hướng phóng ra.
- Khi đặt tên lửa lên giàn phóng theo phương thẳng đứng, tên lửa sẽ bay thẳng.
- Lượng nước cần: 1/3 thể tích tên lửa. Sao cho khi lắp vào giàn ống, mực nước không qua miệng ống để nước không bị tràn vào trong giàn.
- Muốn tên lửa bay xa hơn, s phải lớn hơn. Mà ta có:
Mà ta cũng có:
=>
Từ đó, muốn tên lửa bay xa thì thời gian phải dài. Suy ra, nguyên liệu phải nhiều=> Khí trong tên lửa phải đủ, tạo được lực nén lớn=> Khí phụt ra sẽ làm tên lửa bay cao.
- Ta có:
Để tên lửa bay thẳng, phải cố định sao cho vectơ vận tốc thẳng đứng. Từ đó, tên lửa phải được đặt thẳng đứng=> Giàn phóng phải thẳng thì tên lửa mới bay thẳng.




Cần bao nhiêu nước trong tên lửa?

Làm sao để tên lửa bay cao hơn?
Làm thế nào để tên lửa bay thẳng?


